Tỉnh Long An trong những năm gần đây nổi lên là Tỉnh trọng điểm
trong việc thu hút đầu tư và phát triển khu công nghiệp. Nhà đầu tư
trong và ngoài nước đến với Long An không chỉ vì điều kiện thuận lợi mà
còn ở môi trường đầu tư của tỉnh Long An, sự nhiệt tình của Lãnh đạo
tỉnh trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và luôn sát cánh với doanh
nghiệp trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Về
tự nhiên, Long An có diện tích là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so
với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long. Tọa độ địa lý: 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và
10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.
Theo
tài liệu thống kê năm 2011, tỉnh Long An có dân số trung bình 1449,6
ngàn người với mật độ là 323 người/km2 trong đó có 841.7 ngàn người
trong độ tuổi lao động.
Long An là
một trong những tỉnh then chốt của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của
Việt Nam, là cầu nối giữa trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nằm về
phía Bắc với 12 tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửa Long về phía
Nam; Campuchia về phía Tây và hướng ra cửa Biển đông ở phía Đông. Với
diện tích tự nhiên khoảng 4.491km2; Long An có cửa khẩu quốc tế Long An,
cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây và 3 cửa khẩu phụ khác; cách sân bay Tân
Sơn Nhất khoảng 45km, sông Soài Rạp có khả năng tiếp nhận tàu từ
30.000DWT, nếu nạo vét thì khả năng tiếp nhận tàu 70.000DWT.
Với lợi thế về vị trí như trên nên Long An được sự quan tâm của nhiều
doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh,
do đó số khu công nghiệp (KCN) phát triển tương đối khá trong thời gian
qua.
Đến nay, sau 15 năm hình thành và phát triển, toàn
tỉnh có 28 KCN nằm trong quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến 2015
và định hướng đến 2020 với tổng diện tích 10.216,16ha với 49 dự án đầu
tư hạ tầng KCN (kể cả dự án KCN mở rộng) và 39 chủ đầu tư hạ tầng (KCN
Đức Hoà III có 13 dự án đầu tư hạ tầng KCN), trong đó có 3 khu công
nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư hạ tầng.
Trong
28 KCN của tỉnh có 19 KCN đã được thành lập với tổng diện tích
5.805,76ha gồm: KCN Đức Hòa I, Xuyên Á, Tân Đức, Tân Đô, Hải Sơn, Vĩnh
Lộc 2, Nhựt Chánh, Phú An Thạnh, Thịnh Phát, Thuận Đạo, Cầu Tràm, Cầu
cảng Phước Đông, Tân Kim, Long Hậu, Đông Nam Á, An Nhựt Tân, Long Hậu –
Hòa Bình, Phúc Long, và một số KCN của KCN Đức Hòa III (Đức Hòa III-Minh
Ngân, Resco, Song Tân, Thái Hòa, Hồng Đạt, Anh Hồng, Slico, Việt Hóa,
Liên Thành, Cali Long Đức, Mười Đây, Long Việt), trong tổng số 23 KCN đã
được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích 6.806,46ha, với tổng
vốn đầu tư 77,06 triệu USD và 24.037,955 tỷ đồng, tỷ lệ lắp đầy các KCN
đạt 24,42%, nếu tính riêng các KCN đang hoạt động thì tỷ lệ lắp đầy đạt
43,47%.
Hiện tại đã có 16 KCN đang
hoạt động với tổng diện tích 3.996,43ha gồm: KCN Đức Hòa I, Xuyên Á,
Tân Đức, Thuận Đạo, Nhựt Chánh, Tân Kim, Long Hậu, Cầu Tràm, Phú An
Thạnh, Vĩnh Lộc 2, Thịnh Phát, Tân Đô, Hải Sơn, Long Hậu – Hòa Bình,
Phúc Long và một số KCN của KCN Đức Hoà III (Thái Hòa, Việt Hóa, Anh
Hồng, Hồng Đạt, Resco).
Tình hình phát triển kinh tế 2012
Tổng sản phẩm (GDP) năm 2012 đạt 15.851 tỷ đồng (theo giá CĐ 1994). Tốc
độ tăng trưởng kinh tế 10,5% (kế hoạch là 12-12,5%), thấp hơn mức tăng
trưởng năm trước (12,2%). GDP bình quân đầu người 36,6 triệu đồng (năm
2011 là 29,56 triệu đồng).
Tuy tốc độ tăng trưởng của cả 3 khu vực I, II, III đều không đạt so với
kế hoạch nhưng do tốc độ tăng trưởng của khu vực II và III cao hơn khu
vực I nên cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể: khu
vực I chiếm 32,5%, giảm 2,9% so với năm 2011; khu vực II chiếm 37,5%,
tăng 2,1% so với năm 2011; khu vực III chiếm 30,0%, tăng 0,8% so với năm
2011.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An (LEAZA)