Levitra Generic Availability Lovegra Experiences Lida Dai Dai Hua Opiniones Dapoxetine 30 Mg Generic Priligy Lovegra Preis Lovegra Australia Super Kamagra Side Effects Cialis Generic 20mg Propecia Generic Over The Counter Propecia Generic Cost Lovegra Priligy Generic Dapoxetine Levitra Original Super Kamagra Tablets Viagra Generico Senza Ricetta Barato Viagra Lovegra Review Kamagra 100mg Levitra Originale Meizitang Soft Gel Cialis Original VS Generika Kamagra Tablets Meizitang Soft Gel Reviews Viagra Original Cialis Original Purpose
Các khu công nghiệp của tỉnh đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Long An

Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh-Phan Thành Phi cho biết từ năm 2006 trở đi, thu hút đầu tư vào các KCN ngày càng tăng trưởng. Việc hình thành và phát triển các KCN đã tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư­ cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán; tiết kiệm đất đai; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất.

 

Trong 28 KCN đã quy hoạch đã có 23 KCN có diện tích 6.806,46 ha đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là 24.038 tỉ đồng và 77 triệu USD; trong đó hiện có 16 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.996,43 ha. Các KCN này đã thu hút được 744 dự án đầu tư; thuê lại (kể cả mở rộng) 1.226,22 ha đất và 375.322 m2 nhà xưởng xây sẵn; trong đó có 242 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.660,68 triệu USD và 502 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.660 tỷ đồng. Như vậy, việc phát triển KCN của tỉnh đã thu hút một khối lượng vốn đầu tư là 1.737,74 triệu USD và 50.697,97 tỉ đồng với tỷ trọng vốn FDI thu hút vào các KCN đã chiếm 52,02% tổng vốn FDI thu hút vào cả tỉnh. Tỷ lệ này ngày càng có khuynh hướng tăng cao vì tỉnh có chủ trương không tiếp nhận các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp và tỷ lệ lấp đầy chỉ mới đạt 43,69% diện tích đất công nghiệp của 16 KCN đang hoạt động và đạt 24,55% diện tích đất công nghiệp của 23 KCN đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

 

  Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh-Phan Thành Phi báo cáo tại hội nghị 

Hiện có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 64% trong tổng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các KCN. Sáu quốc gia, vùng lãnh thổ đang đứng đầu danh sách về tổng vốn đầu tư là Vương quốc Anh; Đài Loan; Nhật Bản; Singapore; Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Ba quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu về số dự án đầu tư là Nhật Bản với 57 dự án, Đài Loan với 51 dự án và Hàn Quốc với 35 dự án.

Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án FDI đạt 2,7 triệu USD/dự án và bình quân vốn đầu tư trên một ha đất thuê khoảng 1,4 triệu USD. Năm quốc gia đứng đầu về quy mô vốn đầu tư theo diện tích lần lượt là Singapore, USA, Belize, Philipppnes, Indonesia. Đối với các dự án DDI thì quy mô vốn đầu tư theo dự án là 53 tỷ đồng và quy mô vốn đầu tư theo diện tích (ha) là 34 tỷ đồng.

 

  Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh đón nhận Huân chương lao động hạng Ba 

Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI đến hết năm 2012 là 776 triệu USD, đạt 47%. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án DDI ước khoảng 8.747 tỷ đồng, đạt 33 %.

Các KCN đã đẩy mạnh công nghiệp xây dựng, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tăng thu nhân sách nhà nước

Cho đến nay 54% khối lượng diện tích sàn xây dựng công trình có giấy phép xây dựng với tổng diện tích1.942.486 m2 đã đưa vào sử dụng tại 330 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, Trong đó có 139 doanh nghiệp FDI đã tạo ra giá trị xuất khẩu 428 triệu USD, với xuất siêu 198 triệu USD, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 5%, tiêu thụ nội địa 385 triệu USD và đóng góp vào ngân sách nhà nước 13 triệu USD; 191 dự án DDI tạo ra giá trị xuất khẩu 1.069 tỷ đồng và đóng góp vào ngân sách nhà nước 264 tỷ đồng. Mặc dù kết quả đạt được còn khiêm tốn nhưng đầy tiềm năng vì chỉ mới có 45% số dự án đã đăng ký đi vào hoạt động và qua 15 năm chiều hướng tăng trường luôn là chủ yêu.

Các KCNđã thực hiện mục tiêu gắn phát triển công nghiệp theo qui hoạch gắn với việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển nhanh và phát triển bền vững

Tất cả các dự án trước khi được cấp phép xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và đều đã hoàn tất các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN đều tách rời toàn bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối đúng quy định vào hệ thống thoát nước của KCN và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN đúng theo quy định. Hiện nay, có 13/16 KCN đi vào hoạt động đã đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung vào hoạt động chính thức; trong đó có 4 nhà máy xử lý nước thải tập trung đã lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tư động. Tỷ lệ KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt 81%. Các KCN còn lại chưa phát sinh nước thải  và đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo tiến độ xây dựng mới nhà máy của các dự án mới đầu tư. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại ước tính đạt khoảng 80- 90%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp nguy hại ước tính đạt khoảng 90%. Tỷ lệ phân loại rác tại nguồn của các doanh nghiệp trong KCN ước tính đạt khoảng 70%.

Các KCN đã giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh

Chỉ mới với 45% số dự án đăng ký đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 70.272 lao động trong nước và 928 lao động người nước ngoài có quốc tịch tại 17 quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Nhật, Malaysia, Đức, Mỹ, Anh, Singapore, Ấn Độ…Trong số này, lao động có quốc tịch Trung Quốc là 557 người (chiếm 60%), lao động có trình độ từ đại học, thạc sĩ là 149 người (chiếm 18 %). Lao động trong nước ở ngành may mặc, may da chiếm 69%; lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm gần 5%, lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 85% (khoảng 50% là lao động phổ thông được đào tạo nghề tại doanh nghiệp), số lao động ngoài tỉnh chiếm 30%. Hàng năm, khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động và mở rộng sản xuất, thì nhu cầu cần tuyển lao động tăng thêm khoảng 10 ngàn người.

Tính bình quân một dự án đầu tư vào các KCN hiện nay cần 206 lao động trực tiếp, một ha đất công nghiệp tại các KCN đã cho thuê thu hút được trên 55 lao động trực tiếp làm việc; đồng thời, cũng tạo thêm nhiều việc làm gián tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp. Phát triển các KCN đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, từ lao động lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tại KCN. Thông qua yêu cầu đáp ứng nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư, người lao động sẽ có cơ hội được đào tạo nghề, học hỏi, tiếp thu khoa học - công nghệ, rèn luyện kỹ năng, kỹ luật lao động và năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Cùng với sự phát triển của KCN, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Long An qua thực tiễn cũng được nâng tầm quản lý lên một mức phù hợp về ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp… đáp ứng yêu cầu đổi mới năng động của các doanh nghiệp.

» Các tin tức khác